KẾ HOẠCH CHỈNH TRANG KHU THỦ-THIÊM

KẾ HOẠCH CHỈNH TRANG
KHU THỦ-THIÊM

Phạm-gia-Hiến

1958 – Đã có dự án Hoàng Hùng: Xây dựng Thủ-Thiêm thành khu ngoại giao, hành chính để nới rộng Đô-thành. Nhưng toàn khu bị bọc trong khúc sông Saigon lượn tròn, mà nhiều chỗ còn rậm rạp hoang vu, khó bảo vệ an-ninh, nên dự án không được tiếp tục nghiên cứu.

1964 – Lại có chương trình Trần-Lê-Quang: Xây nhà 2 tầng rẻ tiền cho dân chúng để giải toả các khu vực quá đông đúc của Đô-thành.

1965 – Kế hoạch Doxiadis: Dùng Thủ-Thiêm làm một thí điểm cho một kế hoạch gia-cư để thực hiện chương-trình tổng quát và dài hạn chỉnh-trang chung cả toàn vùng Saigon và lân cận.

SAIGON
ĐÔNG NGHẸT
Năm 1939 dân số của Saigon ước lượng là 240.000 người. Hiện nay gồm cả Chợlớn đã lên tới 2.400.000 chưa từng ở đâu trên thế giới có sự gia tăng dân số quá nhanh trong khoảng thời gian quá ngắn ấy.
Bởi Việt-Nam trong thời gian ấy phải chiụ ảnh hưởng của một trận thế chiến, một trận giặc tái chiếm thuộc địa, một trận nội chiến và một trận du kích chiến, nên một mạt bị tiêu mòn sinh lực, thiếu hụt nhân công, một mặt mất mát tài nguyên, và một mặt khác dân chúng ở miền Bắc và các vùng quê mất an ninh nhào về Saigon, khiến cho Saigon bị thiếu hụt nhà ở một cách kinh khủng. Thêm số sinh sản mơi năm mỗi tăng mại thiếu đất để mở mang, giá đất để làm nhà cao lên vùn-vụt, đồng tiền kiếm khó khăn, số vốn đầu tư vào việc xây nhà của tư nhân hết sức hạn chế.
Vì vậy mà các xóm nhà lá chen chúc, những người sống bên những cống rãnh dơ bẩn, thiếu điện nước, khí trời, thiếu mọi kiều kiện vệ sinh, không thể tượng tượng được thế nào tồi tệ

hơn nữa. Nạn cháy nhà thường xuyên đe doạ cả một vùng hàng ngàn căn trở lên. Và những bệnh truyền nhiễm cũng hết sức ghê sợ.

CÔNG TY DOXIADIS TIẾP TAY NGHIÊN CỨU

Chính-phủ Việt-Nam Cộng-Hoà, trước những đòi hỏi cấp bách và quá lớn lao ấy, đã đề xướng một chương trình hành động ngũ niên để giải quyết vấn đề nhà ở và một chương trình tổng quát dài hạn để chỉnh trang chung vùng Saigon và lân cận.
Công ty quốc tế DOXIADIS ở Athènes, Hy-Lạp đã được lựa chọn để lo liệu giúp việc nghiên cứu chương trình nói trên.
Ngày 3-10-1964 một văn kiện xác định mục tiêu việc nghiên cứu đã được ký kết giữa Công ty DOXIADIS và Ông Tổng-Giám-Đốc Kiến-Thiết đại diện Bộ Công-Chánh.
Sau đó ngày 20-1964, một khế ước đã được ký kết giữa Công-ty và Chính-quyền Việt Nam để cộng tác trong việc nghiên cứu và soạn thảo một chương trình mục tiêu ấn định.


Chương-trình dài hạn:

Chương trình dài hạn 35 năm (một thế hệ người) từ 1965 đến 2000 chỉnh trang vùng Saigon, Gia-Định, chú trọng đến việc giải quyết gia-cư. Theo dự trù của nhóm chuyên viên Doxiadis, Saigon sẽ bành trướng về hướng Đông, vượt qua sông Saigon và tiến lên hướng Bắc sông song với dòng sông Đông-Nai và Saigon. Nếu theo đà bánh trướng nhẩy vọt của dân số Đô-thành trong những tháng vừa qua thì có thể đến năm 2000, dân số lên đến 9.200.000 người, và nếu căn cứ và mật độ 100 dân/1 ha tương lai sẽ cần diện tích ước lượng 5.000 km2 một hình chữ nhật 24×26 km.
Trước một sự bành trướng lớn lao như vậy, cần đặt trước một kế hoạch xây cất và chỉnh trang, mà kế hoạch này phải nằm trong kế hoạch kiến-thiết toàn quốc do Hội đồng Kinh tế Quốc gia soạn thảo.

Một trong những khu vực đông dân cư ở đô thành.

Không tiên liệu trước, thì ắt sau này sẽ vấp phải nhiều vấn đề nan-giải. Do đó Nha Tổng-Giám-Đốc Kiến-thiết và Thiết-Kế Đô-Thị, bằng tờ trình số 2102 ngày 30-07-1965 gởi Ông Uỷ-viên Giao-thông Công-chánh đã đề nghị ý kiến cần thành lập một Uỷ-ban Quốc-gia chỉnh trang lãnh thổ hoạt động dưới sự hướng dẫn của Hội đồng Kinh tế Quốc-gia và huy động một số đông chuyên viên Việt-Nam và ngoại quốc đủ mọi ngành (Kiến trúc sư, Đô thi gia, Kỹ sư, Kinh tế gia, Luật sư, Xã hội học, Địa chất học, …) để điều tra và nghiên cứu những vấn đề thiết yếu cho Đô-thị tương lai.

Chương-trình ngắn hạn:

Vì chương trình và kế hoạch chỉnh trang ấy đòi hỏi nhiều ngày giờ nghiên cứu, nên không thể một mai một chiều hoàn thành ngay được, trong khi ấy, không có cách gì đối phó với sức bành-trướng tự nhiên của dô thành, thì mỗi ngày lại sẽ có thêm nhưng vấn đề khó khăn mới chồng chất thêm.
Cho nên, bắt buộc phỉa có một chương trình hành động đặc biệt (chương trình xây cất ngắn hạn) để thỏa mãn ngay những nhu cầu cấp bách về nhà ở.

Đường sá mỗi ngày mở rộng thêm mà xe cộ nhiều khi vẫn ứ động.

Kế hoạch chỉnh trang Thủ-Thiêm:

Thủ-Thiêm được lựa chọn làm thì điểm đầu tiên cho việc chỉnh-trang đô thành là vì nơi đây nằm gần vùng khuếch trương kỹ nghệ Thủ-Đức và bến tấu Saigon, đất rộng (800 ha) tương đối còn thưa thoáng, gần trung tâm thành phố (độ 2km đường chim bay) gần hệ thống cung cấp điện nước, đất tuy thấp nhưng chỉ cần đắp thêm 0m80, ở nội địa lại có sẵn hồ ao sông đào.
Kế hoạch này nhằm mục phiêu:
a) Đáp ứng nhu cầu cấp thời.
b) Cung cấp cho các chuyên viên kinh nghiệm quý báu về kỹ thuật xây cất và xử dụng vật liệu xây cất.
c) Huy động các tài nguyên với mục đích phát triển kỹ nghệ sản xuất vật liệu, và chuyên viên hoá một số công nhân về ngành xây cất.
Ngoài ra còn mục phiêu xã hội và hình chánh nữa để tổ chức dân sinh theo nguyên tắc căn bản liên gia, Khốm, phường, như tổ chức hành chánh các quận hiện hữu.

Diện tích dành cho các công sở, cơ sở văn hoá xã hội, kinh tế, các đại lộ, kinh hồ đào và công viên choán tới 50% diện tích đất. Ngoài ra tại phía Tây và Nam khu gia cư có dự trù 1 khu kỹ-nghệ và kho xưởng bến tầu để giải toả bớt kho bến Khánh-Hội hiện hữu, tại phía Bắc là những khoảng xanh cùng khu Lâm-viên và giải trí công-cộng, tại phía Đông Nam có dự trù 1 khu đất độ 180.000m2 để thiết lập 1 ngư cảng cho Đô-thành Saigon.

I. – Phân khu

Thứ tựDiện tíchSố nóc giaCác tổ chức công cộngCác cơ sở giải trí và tôn giáo
Tổ hợp I (liên gia)3.000 m240
Tổ hợp II (khóm)15.000 m2120– ấu trĩ viện
– mẫu giáo
– cửa hàng thực phẩm
Tổ hợp III (liên khóm) 45.000 m2600– tiểu học
– của hàng thực phẩm
– tạp hoá
-công viên
Tổ hợp IV (phường)150.000 m22.400– trung học
-chẩn y viện
– phố buôn bán
-công viên
-cơ sở tôn giáo
Tổ hợp V (quận)600.000 m2 hay
60 mẫu
15.000-V.P.Quận
-cảnh sát
-thông tin
-thanh niên
-bảo sanh viện
-chợ
-phố buôn bán
-rạp hát trà thất lữ quán
-bệnh viện
-công viên
-cơ sở tôn giáo

bài viết được lấy từ tạp chí Xây-dựng-mới, số đặc biệt về gia cư.
K.D.số 1289/BTT ngày 10-07-1967

Laisser un commentaire